Thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, những năm qua, ngành Giáo dục - Đào tạo huyện Đồng Phú đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, đoàn kết, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy không ngừng được hoàn thiện, chất lượng dạy và học ngày càng đi lên.
Một buổi họp của chi bộ Phòng Giáo
dục và đào tạo huyện Đồng Phú
Trong
quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Chi bộ Phòng
Giáo dục và đào tạo huyện luôn gắn nhiệm vụ chuyên môn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho tất cả cán bộ, công nhân viên
trong ngành. Bí thư chi bộ,
Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đồng Phú Hoàng Thanh Sỹ cho biết: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
ở ngành giáo dục là thi đua dạy tốt, học tốt, tu dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh.
Để việc học tập và làm theo tấm gương Bác đem lại hiệu quả thiết thực, Phòng GD-ĐT
đã chỉ đạo các trường học coi việc học tập và làm theo Bác là nhiệm vụ thường
xuyên, là trách nhiệm của mỗi trường, từng cán bộ, giáo viên gắn với việc thực
hiện các cuộc vận động, như: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo”, “Hai không”…. Đối với mỗi cán bộ công chức, viên chức, sẽ tự xây
dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện các chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm
gương, đạo đức Hồ Chí Minh. Hàng năm, Chi bộ đã ban hành chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp và xây dựng mô hình, tập
thể và gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác. Trên cơ
sở đó, mỗi cán bộ, đảng viên tự cam kết rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu. Bên cạnh
đó, chi bộ triển khai thực hiện và duy trì tốt việc kiểm điểm tự phê bình và
phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) để từng đảng viên kiểm
điểm rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp khắc phục khuyết điểm, hạn chế.
Điểm
nổi bật trong nhiệm kỳ qua là chi bộ đã thực hiện thành công Quyết định số
372-QĐ/HU ngày 20/8/2018 của Huyện ủy Đồng Phú về Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy,
biên chế, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị huyện
Đồng Phú theo đúng kế hoạch. Trước khi thực hiện Đề án, toàn huyện có 43 trường
công lập từ mầm non đến trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục nghề
nghiệp-giáo dục thường xuyên; 100% xã, thị trấn có trường mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở. Năm học 2018-2019, toàn huyện có 20 trường chuẩn quốc gia
chiếm tỉ lệ 46,51% (mầm non 06 trường, tiểu học 08 trường, THCS 05 trường, THPT
01 trường). Sau sáp nhập, toàn huyện còn
29 trường công lập từ mầm non đến trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục
nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên; 100% xã, thị trấn có trường mầm non, tiểu
học và trung học cơ sở; toàn huyện có 10 trường chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 34,48%
(mầm non 04 trường, tiểu học 01 trường, THCS 04 trường, THPT 01 trường). Bên
cạnh đó, ngành giáo dục Đồng Phú tranh thủ các nguồn vốn để kiên cố hoá
trường lớp, từ năm
2015 đến nay, xây dựng thêm 128 phòng học kiên cố, xóa 10 phòng học
tạm….
Để nâng cao chất lượng giáo dục, Phòng
giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường học thực hiện tốt phong trào “Đổi mới và sáng tạo trong dạy và học”, như sử dụng một số phương pháp dạy học
tích cực nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, đặc biệt là phương pháp
người học là trung tâm… Phương pháp này đòi
hỏi người dạy cần có sự vận dụng, kết hợp khéo léo một số kỹ năng như:
làm việc theo nhóm; đàm thoại; đóng vai; thuyết trình; động não … thì
mới đạt hiệu quả. Cô Nguyễn Thị
Sen, Hiệu trưởng trường Mầm non Thuận Phú, cho biết: Để thực hiện tốt phương
pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi giáo viên phải nắm được nhu cầu, hứng
thú, khả năng của từng trẻ để có cách giảng dạy phù hợp. Cũng chính sự khác
nhau đó, đòi hỏi giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học
thông qua môi trường học tập. Môi trường ở đây không chỉ dừng lại ở trong lớp học
mà tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ
được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi.
Từ phong trào thi đua Đổi mới sáng tạo trong dạy và học, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm, học sinh lên
lớp, học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, tốt nghiệp THCS đều tăng, giáo
viên, học sinh tham gia các hội thi cấp tỉnh cấp quốc gia đạt kết quả cao đạt
và vượt chỉ tiêu đề ra. Hàng năm, toàn huyện có 98,9% trở lên
học sinh tiểu học lên lớp, 97% trở lên học sinh THCS lên lớp; tỉ lệ học sinh
tốt nghiệp THCS đạt trên 99,4%. Huyện Đồng Phú
được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ
cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1, trong đó: Thị trấn Tân Phú, xã Tân Tiến,
xã Tân Lợi và xã Tân Lập đạt mức độ 2. Huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1;
trong đó: Thị trấn Tân Phú, xã Tân Tiến và xã Tân Lập đạt mức độ 2.
Một tiết học của thầy và trò trường
TH Tân Tiến
Từ phong trào Học và làm theo Bác, trong 5 năm, ngành giáo dục huyện có 1 tập thể, 6 cá nhân
được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen; 22 tập thể 259 cá nhân được UBND
tỉnh tặng Bằng khen; 2 tập thể, 9 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng
khen; 1 cá nhân được Huân chương lao động hạng Ba, 1 đơn vị được tặng Cờ thi
đua của Chính phủ, 2 đơn vị được nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh; 717 chiến sĩ
thi đua cơ sở, 12 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Phong trào viết và áp dụng sáng
kiến trong giảng dạy luôn được cán bộ, giáo viên tham gia hưởng ứng, trong 5
năm qua có 1.099 sáng kiến được công nhận, áp dụng trên địa bàn huyện. Qua đánh giá
hàng năm, 100% cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, 100% gia đình
đảng viên đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; cơ quan đạt “Chuẩn văn hóa” và “Đảm
bảo an ninh trật tự”. 3 năm (2015, 2018, 2019) Phòng giáo dục và đào tạo huyện
Đồng Phú được UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Khắc Bảy