Không chỉ giỏi về chuyên môn, say sưa, nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc, với các hoạt động, phong trào, cô Lê Thị Thùy Hương (SN 1985), giáo viên môn Địa lý - Âm nhạc còn làm bùng lên ngọn lửa đam mê của học trò. Cô là tấm gương tiêu biểu, góp phần làm nên bề dày thành tích của Trường THCS Tân Phú, thành phố Đồng Xoài.
Cô Lê Thị Thùy
Hương trong giờ dạy Địa lý cho học sinh lớp 9 của trường học kỳ I, năm học
2019-2020
Muốn giỏi phải đam mê
Dù tuổi đời, tuổi
nghề còn khá trẻ, nhưng nhờ đam mê, yêu nghề nên mọi công việc giao cô Hương đều
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận được bảng vàng thành tích. Cô chia sẻ: Muốn
dạy giỏi, được học sinh quý mến, phụ huynh, đồng nghiệp tin yêu, ban giám hiệu
nhà trường tín nhiệm thì mình phải thực sự đam mê, nhiệt huyết với nghề. Trong
giảng dạy phải luôn thử sức mình, nếu không sẻ không biết khả năng mình đến
đâu, như thế nào, hay dở ra sao, từ đó mới tìm điểm yếu để khắc phục. Dạy học
là nghề đổi mới, sáng tạo, vì thế giáo viên không được tự mãn mà luôn cầu thị, cần
sự đóng góp, chia sẻ, hỗ trợ của đồng nghiệp bằng cách mời họ, kể cả ngoài trường
thường xuyên dự giờ, thăm lớp. Qua đó, được đồng nghiệp góp ý, xây dựng tiết dạy
ngày càng hay, hoàn chỉnh hơn. Trong thời kỳ công nghệ 4.0, việc tìm
tòi, học hỏi và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là vấn đề đặc biệt
quan trọng. Các bài dạy sử dụng giáo án điện tử, máy trình chiều sẽ chuyển tải
những âm thanh, hình ảnh, số liệu trực quan, sinh động và những thông tin thời
sự thực tế hàng ngày, tạo không khí vui tươi, tích cực, gây hứng thú học tập
cho học sinh. Như khi dạy về tình hình biển Đông, ngoài dẫn chứng về tình hình
chính trị, kinh tế, quan hệ đối ngoại, vị thế của Việt Nam với thế giới, thì
giáo viên còn trình chiếu những thước phim, hình ảnh thực tế tạo giờ học sinh động,
hấp dẫn hơn. Để học sinh hiểu sâu, nắm chắc vấn đề, trong mỗi bài học, trước hết
phải hệ thống nội dung, sau đó nhấn mạnh những nội dung chính, cốt lỏi, tránh
lan man, dài dòng.
Để học
sinh không xem môn Địa lý, Âm nhạc là môn học phụ, giáo viên phải biết cách
truyền “lửa” đam mê. Các bước lên lớp phải đúng tác phong, cử chỉ sự phạm, giọng
nói nhẹ nhàng, truyền cảm, luôn vui vẻ, cởi mở, dễ gần. Đặc biệt, khi dạy giáo
viên phải đặt cho học sinh câu hỏi và tự trả lời “học để làm gì và học như thế
nào?”. “Tôi thường nói với các em rằng, học giỏi một số môn như Toán, Lý, Hóa
chưa hẳn đã giỏi toàn diện. Ví dụ muốn tham gia cuộc thi đường lên đỉnh
Olympia, các em không chỉ giỏi các môn khối tự nhiên, xã hội mà hiểu biết rộng
ngoài thực tế xã hội”. “Những nhà lãnh đạo giỏi trên thế giới có thể không
thông minh trong việc học nhưng am hiểu về tất cả các lĩnh vực, qua đó bổ trợ rất
nhiều cho hoạt động chính trị của họ. Đó là những người có chỉ số về cảm xúc
cao, biết vận hành, điều phối tất cả các hoạt động và thích nghi nhanh với điều
kiện xã hội. Từ đó lãnh đạo, thực hiện những mong muốn của bản thân...”. Đó là
những triết lý mà cô Hương luôn nhắc nhở học sinh không được tự mãn với bản
thân mà phải học đều tất cả các môn, không xem nhẹ môn này, coi trọng môn kia.
Ngoài
truyền “lửa” cảm hứng vào môn học của mình, cô Hương còn được nhà trường tin tưởng
giao dạy hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, mỗi tuần 2 tiết. Khi dạy, cô định hướng
cho các em biết nhu cầu, năng lực, sở trường, hoàn cảnh thực tế để xác định
tương lai của mình. Những học sinh có học lực hạn chế nhưng cứ cố gắng thi vào
các trường THPT chuyên, chất lượng cao của tỉnh để sau này phấn đấu vào đại học.
Đó là hướng đi không phù hợp, bởi hiện nay Bộ GD-ĐT khuyến khích mở rộng các loại
hình đào tạo. Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS không cần thi vào lớp 10 mà tùy
vào năng lực, sở trường có thể xác định được tương lai của mình bằng cách vào
Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc các trường nghề vừa học văn hóa, vừa học
nghề. Với sự định hướng đúng đó đã giúp Trường THCS Tân Phú phân luồng học sinh
sau khi tốt nghiệp THCS đạt kết quả tích cực.
“Cháy” hết mình với công việc
Ở trường,
ngoài giảng dạy, cô Hương được giao nhiều nhiệm vụ. Nào là Chi ủy viên chi bộ,
Bí thư Đoàn trường, Tổ trưởng tổ Xã hội, nhưng công việc nào cô cũng tham gia
nhiệt tình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt là luôn sáng tạo, đổi mới
trong cách nghĩ, cách làm. Cô cho biết, để hoàn thành khối lượng lớn công việc
giao, ngay từ đầu năm đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể xuyên suốt trong cả
năm học, cụ thể hoá được công việc lớn trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ.
Triển khai kịp thời và nghiêm túc những kế hoạch chuyên
môn của trường và của ngành; theo dõi và hỗ trợ công tác chuyên môn
cho từng tổ viên, động viên khích lệ đồng nghiệp tham gia phong trào ôn thi học
sinh giỏi và tham
gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Tổ Xã hội gồm 19 giáo
viên, giảng dạy các môn Sử, Địa, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc, trong đó
Sử và Địa là 2 môn mũi nhọn của trường. Tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh,
hàng năm môn Sử, Địa đều có giải nhất, nhì cấp tỉnh. Tổ nhiều năm liền đạt tập
thể xuất sắc, được UBND thành phố Đồng Xoài tặng giấy khen.
Tuổi đời còn khá trẻ và phụ
trách nhiều công việc, nhưng cô vẫn sắp xếp thời gian cho việc học nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm Bình
Phước năm 2006, nhưng đến năm 2018 cô đã có bằng thạc sỹ hành chính công, trung
cấp lý luận chính trị năm 2016. Giảng dạy nhiều năm, cô đã tích lũy và viết 9
sáng kiến được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn, trong đó 7 sáng kiến được cấp
thành phố công nhận, 2 sáng kiến được công nhận cấp tỉnh. Tham gia hội thi giáo
viên dạy giỏi từ năm học 2009-2010 đến nay, năm nào cũng được công nhận với 6 lần
cấp thành phố, 2 lần cấp tỉnh, trong đó đoạt giải nhì cấp tỉnh năm học
2013-2014. Tham gia hội thi “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh”, cô đoạt giải ba cấp thành phố năm 2018; giải nhì cuộc thi “Thiết
kế hồ sơ bài giảng điện tử E-learning” cấp tỉnh năm học 2016-2017....
Với những đóng góp, cống hiến
của bản thân vì sự nghiệp “trồng người”, cô được các cấp tặng nhiều thưởng cao
quý. Đạt danh hiệu nhà giáo tiêu biểu tỉnh Bình Phước giai đoạn 2008-2013; đảng
viên trẻ nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Tỉnh ủy tặng bằng
khen năm 2018; 9 lần là chiến sỹ thi đua cơ sở, 2 lần chiến sỹ thi đua cấp tỉnh
và 2 lần được UBND tỉnh tặng bằng khen và vinh dự được Thủ tướng chính phủ tặng
bằng khen năm 2017.
“Cô Hương là cán bộ cốt cán của Sở GD-ĐT, luôn đi đầu sáng tạo,
đổi mới, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Với lòng đam mê, nhiệt huyết
của mình, cô luôn được nhà trường tin tưởng tín nhiệm, được học sinh quý mến,
phụ huynh và đồng nghiệp tin yêu” - cô Đỗ Thị Mai, Hiệu phó Trường THCS Tân Phú
nhận xét.
Cô Lê Thị Thùy
Hương - Người truyền “lửa” đam mê cho học trò
Vũ Thuyên