Cô giáo trẻ Trần Thị Hoài Phương, tổ trưởng tổ Ngữ Văn trường THPT Phước Bình vốn là cựu học sinh của
chính ngôi trường cô đang công tác.
Cô Trần Thị Hoài Phương trường THPT Phước Bình
Hoài Phương yêu ngôi trường này bằng tình yêu sâu nặng cùng với lòng biết ơn những ân tình của những người thầy cô đã chắp cánh cho cô trong những năm “ngày hai buổi đến trường” thưở ấy. Sự thông minh, năng khiếu bẩm sinh của cô học trò xinh xắn đã được thầy cô truyền lửa và khơi lên sự sáng tạo, niềm đam mê học tập với môn Văn (dù Trần Thị Hoài Phương học giỏi đều các môn). Quả là “Đam mê học tập là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người “. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2001- 2002, cô học trò của một ngôi trường bé nhỏ trên mảnh đất xa xôi còn biết bao gian khó đã giành giải ba - một giải thưởng danh giá tặng cho người học trò thật sự có năng khiếu và niềm đam mê Cái Đẹp. Thành tích đó đến hơn 15 năm sau tại ngôi trường này mới bắt đầu có những thế hệ học sinh tiếp nối. Hoài Phương đã Ghi Dấu Ấn Đẹp về thành tích Học Sinh Giỏi Quốc Gia như thế . Cùng năm đó, cô học trò này lại đậu vào Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Mình với bài thi môn Văn 9 điểm (điểm thì môn văn cao nhất mùa tuyển sinh năm ấy của trường đại học này).
Tốt nghiệp ra trường , Trần Thị Hoài Phương đã trở về với ngôi trường mà cô yêu quí
.Từ năm học 2006-2007 đến nay ,người giáo viên trẻ ấy đã không ngừng học hỏi hoàn thiện bản
thân nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn cũng như công tác chủ nhiệm lớp của
mình. Trải qua bao khó khăn vất vả có cả
những lần thất bại đắng cay nhưng Hoài Phương chưa bao giờ chùn bước. Cô nỗ lực phát huy khả năng thiên
phú của bản thân, hợp
tác với nhiều đồng nghiệp gần, xa
để học hỏi trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm để từng bước trưởng thành. Dù khó khăn chồng chất nhưng cô đã
khiến cho nhiều học sinh thay đổi cách nghĩ thái độ học tập đối với môn văn. Nhất là các em chọn khối D Khối C.
Những bài giảng say mê nhiệt huyết
và sáng tạo :
Điểm sáng trong những bài dạy của Hoài Phương đó là: Cô dạy không chỉ bằng kiến thức bằng
sự tìm tòi học hỏi mà còn dạy bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ niềm đam mê và tài
năng thực sự của bản thân. Mỗi
bài giảng là kết tinh trí tuệ tình Cảm và khát vọng của cô trong đó .
Không phụ nhiệt tâm của cô giáo trẻ, chất lượng bộ môn lớp phụ trách của
Hoài Phương không ngừng ổn định và tăng lên theo năm tháng. Thành tích của đội ngũ học sinh giỏi cũng là một
mình chứng đầy tin cậy cho năng lực ,nhiệt tâm và khả năng hợp tác cùng đồng
nghiệp của Hoài Phương. Cô
giáo trẻ ấy đã khơi lên được ngọn lửa đam mê môn văn cho nhiều em học trò tâm
huyết .
MÙA QUẢ CHÍN NGỌT NGÀO
Gần 15 năm
công tác, Trần Thị Hoài Phương đã gặt hái được
nhiều trái chín ngọt ngào. Bắt đầu từ năm học 2009- 2010, cô đã tham gia công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi và liên tục từ đó đến nay, cô cùng đồng nghiệp bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi môn Ngữ văn
trong các kì thi học sinh giỏi trong và ngoài tỉnh. Học sinh của cô nhiều năm
liền tham gia kì thi Olympic 30/4 TP. Hồ Chí Minh (bảng chuyên), Olympic TP Hồ
Chí Minh mở rộng và luôn đạt huy chương trong các kì thi, có học sinh đạt giải
cấp Quốc gia môn Ngữ văn.
Cũng trong năm này, nhiều học sinh lớp cô phụ
trách đậu vào các trường đại học với số điểm
cao, hơn 30 em đạt trên 8 điểm môn Ngữ văn; trong đó có 1 em là Thủ khoa ngành
Ngôn ngữ Nhật (Đại học Mở TP.HCM) được nhận học bổng toàn phần của trường. Năm học 2020-2021, tổ Ngữ Văn đạt kết quả cao nhất tỉnh (khối THPT)
trong kì thi Tốt nghiệp. Tất cả là những kết quả đẹp mà Hoài Phương và đồng
nghiệp đã dày công vun đắp, nỗ lực. Ngoài ra, cô Hoài Phương còn hướng dẫn học
sinh tham gia các sân chơi khác và đều đạt thành quả: Học sinh đạt giải trong
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Bình Phước.
Cô đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao nhận thức và phát triển văn hóa đọc cho
học sinh và luôn lồng ghép văn hóa đọc vào quá trình dạy học.
Hoài Phương cũng là người có duyên với
các kì thi. Cô cùng với cô L.Phượng tham gia dự thi Giáo án Tích hợp và đạt
giải cấp Bộ 3 năm liền. Cô cũng đã 3 lần liên tiếp tham gia và đạt danh hiệu
giáo viên dạy giỏi tỉnh Bình Phước, riêng lần thứ 3 (năm học 2017 – 2018) đạt
giải Nhì. Năm học 2020-2021 vừa qua, Hoài Phương tham gia dự thi và đạt danh
hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh.
15 năm gắn bó với bục giảng, Trần Thị Hoài Phương đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của Sở giáo dục, UBND tỉnh, công đoàn
ngành, Thị ủy... Vinh
dự đến với Hoài Phương là năm học 2018- 2019, cô được nhận bằng khen của Thủ tướng
chính phủ. Còn trong năm học 2020- 2021 vừa qua, cô được đề nghị
tặng thưởng bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, sáng tạo trong
quản lý, giảng dạy và học tập” giai đoạn 2020 – 2025.
Những thành quả Đẹp trên đang trở thành nguồn động lực cho cô giáo trẻ vững vàng hơn trên
hành trình Gieo Hạt ươm mầm tri thức nhiều niềm vui nhưng cũng đầy gian khó .
MÙA
GIEO HẠT MỚI ĐẦY GIAN KHÓ
Dịch bệnh Covid 19 bùng phát dai dẳng và nguy hiểm khiến cho việc dạy và học
gặp vô vàn trở ngại khó khăn. Chủ
trương của ngành giáo dục là phải thích ứng và chủ động đối phó với dịch “sống
chung và vượt qua dịch bệnh “Không đến trường nhưng không ngừng học”. Thầy
và trò phải chấp hành và nỗ lực vươn lên - Đó là mệnh lệnh của cuộc sống, đó cũng là mệnh lệnh của trái tim
những người đứng trên bục giảng .
Năm học 2021-2022 này đầy gian khó và thách thức cho toàn ngành
giáo dục. Trần Thị Hoài Phương lại cần mẫn
sáng tạo tìm tòi phương pháp dạy online. Dạy và học online tuy có một số thuận lợi để giáo viên nâng
cao trình độ công nghệ,
thôi thúc khám phá thêm những phương pháp, kĩ năng giảng dạy mới, học sinh cũng được trải nghiệm loại hình học tập mới
... Nhưng khó khăn thách thức vẫn nhiều hơn. Nhất là môn Ngữ Văn - một môn học
đòi hỏi rất nhiều khả năng tương tác giao lưu Cảm xúc và kĩ năng diễn đạt trình
bày bằng ngôn ngữ. Bao
nhiều trăn trở nhưng cô giáo trẻ tâm huyết với nghề đã tích cực giao lưu với
nhiều đồng nghiệp trên cả nước học hỏi tìm ra được những giải pháp
để giờ học không bị sáo mòn khô cứng.
Cô giáo phải đầu tư rất nhiều cho giáo án, tổ chức giờ học sao cho linh hoạt
nhất phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học. Phải
thay đổi thiết kế bài học sao cho học sinh được tham gia tích cực vào quá trình
học tập, tăng mức độ tương tác với giáo viên qua hình thức trả lời câu hỏi,
thuyết trình, làm bài tập gửi lên hệ thống. Tuy nhiên không phải bài học nào, tác phẩm nào cũng thực hiện được, không đủ thời gian chuẩn bị và thực
hiện, không phải lúc nào lớp nào học sinh
cũng hào hứng học tập để giờ học đạt hiệu quả như mong đợi .
Nhưng điều cô giáo Hoài Phương nói riêng và có lẽ rất nhiều
thầy cô giáo dạy Văn và các môn xã hội khác nói chung trăn trở dằng dặc suốt
những năm qua khi nhiều
học sinh tâm sự “Chúng em biết môn Văn
rất hay rất cần trong cuộc sống nhưng chúng em buộc lòng phải giành thời gian
cho các môn tổ hợp khối để đậu vào đại học, vào
ngành thi, khối
thi mà chúng em đã chọn cho tương lại của mình ...”
Làm cách nào để kéo các em đến gần hơn, thích thú và gắn bó với môn Văn ?...
Đó là bao nỗi niềm trăn trở ! Bao
nỗi khát khao canh
cánh bên lòng. Cô giáo trẻ chỉ biết không ngừng nỗ
lực làm mới bài dạy của mình, mang
hết nhiệt tâm gửi vào từng bài giảng. Cô luôn ước mong ngành giáo dục có sự phân bố nội dung chương trình và cách ra đề thi môn Văn sao cho linh hoạt phù hợp
với các đối tượng học sinh khác nhau. Làm sao để giờ học Văn thực sự là giờ để thầy và trò được
sống trong Thế giới của Cái Đẹp, qua đó góp phần nuôi dưỡng những lẽ sống Đẹp, để các học sinh trở thành những
công dân Sống Đẹp,
cống hiến cho gia đình quê hương đất nước mai sau !?
Thiết nghĩ: Những
ước mong, trăn trở của cô Trần Thị Hoài Phương
cũng chính là tâm tư của biết bao thầy cô đang đứng trên bục giảng .
Bùi Biên
Linh